7 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

Số hóa tất cả quyết định xử phạt hành chính, không được mang quá một lít chất lỏng lên máy bay... là một trong những quy định có hiệu lực từ tháng 5/2016.
Không được mang quá một lít chất lỏng lên máy bay
Thông tư số 1/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam chỉ rõ, khi qua điểm kiểm tra an ninh hàng không vào khu vực cách ly quốc tế, mỗi hành khách, thành viên tổ bay được mang không quá một lít chất lỏng theo người và hành lý xách tay.
Dung tích của mỗi chai, lọ, bình chứa chất lỏng không quá 100 ml và phải được đóng kín hoàn toàn.
Hành khách sẽ không được mang quá 1 lít  chất lỏng lên máy bay. Ảnh: Công Khanh.
Quy định trên không áp dụng với chất lỏng là thuốc chữa bệnh, sữa, thức ăn cho trẻ em trong điều kiện: thuốc chữa bệnh có kèm đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ của người kê đơn, họ tên người sử dụng phù hợp với tên trên vé máy bay; sữa, thức ăn dành cho trẻ em, trẻ sơ sinh có trẻ đi cùng.

Chất lỏng mua tại cửa hàng trong khu cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế cũng được phép mang theo người và hành lý xách tay không giới hạn dung tích với điều kiện đựng trong túi nhựa an ninh dán kín.

Bổ sung trường hợp tạm giữ hành chính
Có hiệu lực từ ngày 2/5, Nghị định số 17/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2013 quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Theo đó, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp: Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi: gây rối trật tự công cộng; gây thương tích cho người khác;
Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong các trường hợp người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm; Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm.

Thủ tướng ban hành Quyết định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên Y khoa sau khi tốt nghiệp. 

Số hóa tất cả quyết định xử phạt hành chính
Theo Nghị định 20/2016 quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, dữ liệu quốc gia ngoài phục vụ công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật sẽ cập nhật các thông tin về quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm: người bị xử phạt; số, ngày tháng năm ban hành quyết định xử phạt; hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, mức phạt; biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); cơ quan ra quyết định xử phạt.

Cơ sở dữ liệu quốc gia cũng cập nhật các thông tin về việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thông tin về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính; thông tin về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/5.

Sinh viên ngành Y có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn

Theo quyết định 09/2016 của Thủ tướng, từ 1/5 sinh viên y khoa sau khi tốt nghiệp trong vòng 12 tháng được xem xét vay vốn khi thuộc một trong các trường hợp: mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; thuộc hộ nghèo; thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức hộ nghèo; gia đình gặp khó khăn tài chính đột ngột (tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh).

Chính thức tăng lương từ tháng 5/2016

Theo Quyết định 15/2016 của Thủ tướng về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2018, mức chi tiền lương bằng sẽ bằng 1,8 lần chế độ tiền lương cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định.

Mức chi gồm tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, được áp dụng với các đối tượng trong chỉ tiêu biên chế hoặc vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Những người được hưởng lương theo quyết định này gồm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an (chỉ áp dụng với tổ chức bảo hiểm xã hội là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán riêng theo quy định của pháp luật về kế toán); người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong các trung tâm dịch vụ việc làm địa phương, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/5 và áp dụng cho ngân sách các năm 2016-2018.

Miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với chuyên gia nước ngoài
Quyết định 06/2016 của Thủ tướng quy định chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam được miễn thuế TNCN từ ngày 1/5.
Theo đó, điều kiện để được miễn thuế đối với chuyên gia nước ngoài là: Có quốc tịch nước ngoài; có hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc với cơ quan chủ quản dự án hoặc với chủ khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Việt Nam trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

6 lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi
Theo Nghị định 16/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài có hiệu lực từ 2/5, sáu lĩnh vực được ưu tiên sử dụng nguồn tiền này gồm: lĩnh vực hỗ trợ thực hiện chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hỗ trợ nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường thể chế quản lý nhà nước; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP); lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết định của Thủ tướng
Theo Zing.vn

Có thể bạn quan tâm?

Tin nóng 2526628632533086455

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tin nóng

Tin cập nhật

Like Fanpage

item