Ăn gì khi đến Thanh Hóa? p2

Bánh răng bừa

Xưa kia bánh có tên là bánh tẻ do được chế biến từ gạo tẻ nhưng theo thời gian người ta thất hình dạng chiếc bánh giống như chiếc răng bừa cày cấy nên người dân gọi là bánh răng bừa. Đây là một loại bánh truyền thống của làng quên đồng bằng Bắc Bộ. Nguyên liệu làm bánh là gạo tẻ, thịt ba chỉ xào với mộc nhỉ, tiêu và gia vị làm nhân. Công đoạn chọn gạo tẻ là quan trọng nhất, gạo phải dẻo, ngâm vài tiếng và xay nhuyễn. Điều đặc biệt, bánh răng bừa xứ Thanh được gói bằng lá chuối hột được hơ lửa hơi héo (không phải bằng lá dong như các vùng khác) và mang đi luộc. Thành phẩm là một cái bánh có lớp vỏ ngoài dẻo ăn đến phần nhân phải cảm nhận được vị béo của thịt, cảm giác giòn sần sật của một nhỉ cùng vị hơi cay và thơm và tiêu là bánh đạt tiêu chuẩn. Du khách có thể ăn bánh răng bừa ở huyện Sầm Sơn (Cẩm Thủy), ở huyện Nga Sơn (Thọ Xuân), huyện Hà Trung (làng Ngũ). Giá 1 cái khoảng 15.000 đồng.

Bánh gai Thọ Xuân (bánh gai tứ trụ, bánh gai làng Mía)

Đây là một trong những món bánh được dùng để tráng miệng sau khi dùng cổ hay bánh được cúng trong các dịp lễ. Bánh là đặc sản của làng Mía – xã Thọ Diên – huyện Thọ Xuân. Bánh gai phải được làm từ lá gái hái trong rừng hay ven các bãi bồi của sông Chu, chỉ lấy phần thịt lá (bỏ gân lá, cuống lá) phơi khô gói lại. Sau đó, là được rửa sạch và luộc chín, giã nhuyễn. Sau khi giã nhuyễn lá gai được trộn với gạo nếp thành một hỗn hợp dẻo mịn. Phần nhân cũng quan trọng không kém. Nhân là sự hòa quyện của đậu xanh, đường, dầu chuối và dừa nạo. Sau khi các nguyên liệu đã xong vỏ bánh được vo tròn bao bọc quanh nhân và gói trong lá chuối khô. Bánh được hấp chính và gói chặt lại bằng lạt. Một chiếc có giá từ 4.000 – 5.000 đồng.

Bánh khoái tép

Món này từa tựa món bánh xèo của miền Nam nhưng nhỏ hơn chỉ khoảng bằng cai đĩa nhỏ. Nghe tên là ta đã biết nguyên liệu chủ yếu của món bánh khoái là tép. Tép phải tươi, trong xanh, sau khi rửa sạch được rang lên. Nhân bánh còn cò bắp cải thái nhỏ và rau cần. Chảo sau khi được làm nóng dầu (mỡ) sẽ cho nhân vào và sau đó đổ bột tẻ vào tráng mỏng. Đây là công đoạn quan trọng phụ thuộc vào tay nghề của người tráng bánh. Bánh khéo là bánh có lượng nhân vừa, da bánh vừa đủ mỏng không quá dày, viền bánh rất giòn. Bánh không ăn kèm rau sống như bánh xèo miền nam mà chỉ ăn cùng nước mắm chua ngọt. 1 bánh giá 5.000 đồng

Bánh Đúc sốt

Cùng với bánh nhè, bánh đúc sốt là món ăn trẻ thơ của nhiều người ở Thanh Hoá và theo dân gian bánh có nguồn gốc từ làng Cốc – xã Xuân Vinh – huyện Thọ Xuân. Hiện nay có rất ít hàng quán còn bán món này, tập trung ở các gánh hàng rong ở Vườn Hoa. Bánh không đặc thành khối như bánh đúc ở miền Nam hay miền Bắc mà đặc sóng sánh có màu xanh của cỏ cây. Bánh được nấu bằng bột gạo với nước vôi trong và một nguyên liệu làm nên màu xanh đặc trưng đó là rau ngót hoặc rau cải giả lấy nước. Bánh được ăn nóng với đậu xanh cà vỏ nấu chín đánh tơi. Vị thơm của gạo tẻ và vị béo béo, bùi bùi của đậu xanh là một kỷ niệm đáng nhớ cho người Thanh Hoá nói riêng cho du khách nói chung.

Theo Tri Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm?

Xem - Ăn Chơi 3959409568712295419

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tin nóng

Tin cập nhật

Like Fanpage

item