Kokedera – Ngôi chùa rêu nổi tiếng
http://www.scandal24h.net/2016/05/kokedera-ngoi-chua-reu-noi-tieng.html
Saihoji (西芳寺, Saihōji), hay thường gọi là Kokedera (苔寺), là một trong những di sản thế giới Unesco của thành phố Kyoto. Du khách khi muốn vào thăm chùa, bạn phải gửi thư đặt trước chứ không phải muốn vào là được. Và dù đã gửi thư đặt trước bạn cũng phải trả một mức phí không hề “dễ chịu” và phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định khi vào thăm chùa.
Kokeddera có nghĩa là chùa rêu, bên trong chùa trồng 120 giống rêu khác nhau. Khách thăm chùa có thể đi bộ qua khu vườn tuyệt đẹp này, khu vườn này chịu ảnh hưởng phong cách thiết kế sau này của các khu vườn Nhật Bản.
Kokedera từng là nơi nghỉ dưỡng của Hoàng tử Shotoku trước khi trở thành một ngôi chùa vào thời kì Nara. Vào năm 1339, ngôi chùa được trùng tu và chuyển thành chùa Zen theo nhà sư Muso Soseki. Nhà sư Muso cũng được ghi nhận là người tạo ra khu vườn Kokedera này.
Kokedera mang lại những trải nghiệm duy nhất cho du khách như tham gia một số hoạt động của chùa. Mỗi du khách đến với Kokedera đều được yêu cầu thực hiện một số việc nhỏ góp phần gìn giữ Kito và Shakyo (kính trọng, tụng kinh, sao chép Kinh Phật, hay còn gọi là Sutra).
Sau khi vào cửa, du khách nên đi thẳng vào chùa để trả phí vào cổng và bắt đầu sao chép kinh. Họ sẽ có một vị trí tại các bàn chép văn bản cỡ thấp. Một vị sư sẽ dẫn bạn đến với phòng Kinh, tụng Kinh, và sau đó bắt đầu sao chép. Khi sẵn sàng, du khách có thể lấy giấy Sutra của mình ra, sao chép cho đến khi hoàn thành. Sau Kito và Shakyo, việc đi bộ quanh vườn rêu là một điều không thể bỏ qua.
Tất cả các hoạt động này diễn ra trong khoảng 1 giờ, ngồi trên sàn một khoảng thời gian dài như vậy có thể làm bạn không thoải mái. Điều này cũng quan trọng, tuy nhiên, sao chép kinh không phải là thử thách quá khó khăn như bạn tưởng tượng. Sự tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Nhật Bản sẽ làm tăng thêm nhiều kiến thức cho những người chưa biết về Thư pháp Nhật Bản hay Phật giáo.
Để đặt trước, bạn cần gửi một bức thư yêu cầu qua đường bưu điện đến chùa với tên của bạn, số lượng người trong nhóm của bạn, tên và địa chỉ của “người đại diện nhóm” và ngày dự kiến của chuyến thăm, có địa chỉ tới và nơi gửi, đóng dấu bưu thiếp. Yêu cầu phải được gửi đến chùa 7 ngày trước ngày đến dự định của bạn, nhưng bạn nên gửi sớm hơn.
Đối với khách từ Nhật Bản, bưu thiếp đặc biệt gọi là hagaki ofuku có sẵn từ các bưu điện. Trong đó có hai tấm bưu thiếp, một trong số đó là thư bên nhận trả lời. Khách nước ngoài có thể sử dụng Phiếu trả lời quốc tế, có sẵn trong các bưu điện địa phương trên toàn thế giới.
Ngày đặt phòng và thời gian của bạn sẽ được chùa gửi đến cho bạn qua bưu thiếp. Không thể đặt phòng qua điện thoại và internet.
Một số hình ảnh:
Theo Tri Thức Trẻ