'Ổi này chị chỉ để bán, em không ăn được!'

Người ta bán thịt bò nhưng là thịt lợn tẩm hóa chất, cho thành thịt bò. Người bán thì biết nó độc hại thế nào nhưng người dân thì... cứ ăn.
Nhà tôi không bao giờ ăn đồ mình bán”. Câu nói với ý nghĩa tương tự cũng đã xuất hiện trong Táo Quân năm 2015 vừa qua khi nghệ sĩ Chí Trung diễn vai bán thực phẩm. “Em có ăn đâu”, tức là mình không ăn, còn họ ăn thì mình không sợ. Việc mình bán mình cứ bán, thuốc, tẩm hóa chất độc hại, đủ thứ chất cấm cũng chẳng vấn đề gì mà sợ, vì mình có ăn đâu, người ta ăn mà.
Người ta bán thịt bò nhưng là thịt lợn tẩm hóa chất, cho thành thịt bò. Người dân ăn cũng tưởng thịt bò, chỉ người bán là biết. Người dân thì cứ ăn vì bây giờ thực hư biết đâu mà lần…
Hôm rồi nhân dịp lễ về quê, tôi đã tranh thủ sang nhà người chị hàng xóm lấy hết đồ ăn mang về. Tôi mua và đặt hàng trước tất cả rau, thịt, cá nhà chị và mang lên chất đầy tủ đá. Vì sợ thực phẩm trên thành phố không an toàn nên tôi phải làm như vậy, với hi vọng được an toàn phần nào. Nói là an toàn tuyệt đối thì không có, vì bản thân mình cũng chỉ là người đi mua, mình có trực tiếp nuôi đâu mà biết. Chỉ là, có chút an tâm còn hơn là vừa ăn vừa lo nơm nớp.

 
Vào vườn ổi nhà người quen ở quê mua, với hi vọng ổi quê sạch lắm, thơm lắm, ai ngờ… Chị ấy bảo ‘thôi em ạ, hôm nào em thích ăn thì chị mang ổi khác gửi lên cho em’. (ảnh minh họa)
Mua xong rồi, mẹ tôi mới tá hỏa bảo ‘con mua đồ ở đâu?’. Tôi nói cho mẹ nghe. Mẹ bảo ‘con ạ, đừng mua, nhà có gì thì con mang đi mà ăn. Hôm rồi mẹ cũng thấy nhà bác ấy phun thuốc sâu đẫm vào rau ngót ấy. Mà rau ấy thì ngấm thuốc lắm, ăn vào có mà hại thân. Mà ổi cũng tiêm thuốc kích thích. Con nhìn quả ổi mà xem, trắng, xốp, ruột thì rỗng rỗng, gõ vào bồm bộp, ấy là ổi người ta tiêm thuốc. Con đừng ăn”. Mẹ nói làm tôi hoảng quá, vội bỏ hết đồ lại, không dám ăn thứ gì…
Người ta bảo nhau, ở quê đồ ăn sạch lắm, không sợ như ở thành phố. Nhưng dường như, chuyện thuốc kích thích, chuyện tiêm thuốc tạo nạc, tẩm hóa chất cho hoa quả cũng đã len lỏi về tận ngõ xóm.
Vào vườn ổi nhà người quen ở quê mua, với hi vọng ổi quê sạch lắm, thơm lắm, ai ngờ… Chị ấy bảo ‘thôi em ạ, hôm nào em thích ăn thì chị mang ổi khác gửi lên cho em’. Tôi hỏi tại sao, chị cười bảo ‘ổi này chị chỉ để bán, nhưng mà không bán cho người nhà’. Tôi hoảng hỏi tại sao? Chị liếc mắt nhìn tôi bảo ‘phun thuốc rồi em ạ, không nên ăn, ăn vào hại người’. Vốn nghe nhiều chuyện như thế và tôi rất bất bình với những người buôn bán độc hại cho người khác ăn với tư tưởng nhà mình có ăn đâu mà sợ, nên tôi nói chị. Tôi bảo ‘chị đừng làm thế, người ta cũng giống như mình, mình phun thuốc bán, ăn vào bệnh tật, người ta cũng bị bệnh, chết sớm. Nếu người ta cũng bán cho mình như thế, thì mình liệu có yên tâm mà ăn không? Bán hàng phải có cái tâm chị ạ’. Chị nhìn tôi, có vẻ hơi bất ngờ về phản ứng của người quen. Chị bảo ‘thì thiên hạ người ta làm hết như vậy, mình không làm thế, ổi sâu, ổi thối, lấy đâu vốn mà làm ăn hả em? Với lại, ai cũng tẩm thuốc, có mình mình không tẩm thì được cái gì?’.
Nghe chị nói vậy, tôi hiểu. Trong thâm tâm những người buôn bán những thực phẩm kém an toàn, họ luôn nghĩ ‘một mình mình ý thức thì đâu có được, phải những người khác cũng ý thức cùng mình thì mới nên ‘cơm cháo’. Chuyện gì cũng cần có tinh thần tập thể, chuyện gì cũng cần đồng lòng đồng sức. Một người khó làm nên chuyện lớn, đúng, không sai. Nhưng nếu ai cũng nghĩ một mình mình làm không ra chuyện, ai cũng nghĩ, mình làm nhưng người khác không làm, ai cũng không dám bắt đầu thì chúng ta mãi chìm trong thực phẩm bẩn, độc hại, rồi con người làm hại lẫn nhau sao?
Câu nói của chị cứ ám ảnh tôi mãi. Là chị nghĩ như vậy, liệu những người khác có nghĩ như thế? Giá như, ai cũng có ý thức và suy nghĩ ngược lại, rằng, mình làm thì ắt người khác sẽ làm, vậy có phải là tốt biết bao nhiêu?
Theo Tri Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm?

Thời cuộc 24h 2745699562215207522

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tin nóng

Tin cập nhật

Like Fanpage

item