Thở dài đón nhận đứa con trai hai tháng của chồng

Thằng bé có đôi mắt hiền lành của chồng chị, cái hiền lành tốt bụng đến nỗi “ai cũng có thể thương cảm được”. Chị đón nhận nó trong khi mẹ nó đã quá ốm yếu, trong khi chồng chị đã nhận ra sai lầm...


Mưa xuân rơi se sẽ trên miền quê êm ả. Màn đêm buông xuống từ lâu, anh chị Biên vẫn ngồi cặm cụi bên sạp hoa cúc mới nhổ hồi chiều. Sáng sớm mai, chị Thắm mang hoa giao cho khách. Tranh thủ 3 tháng Xuân, đặc biệt là tháng Giêng này, người người đi lễ đền chùa đông hơn, chị trồng thêm vài luống hoa để tăng thêm thu nhập.
Nhà anh chị Biên thuộc hạng không mấy khá giả nên mỗi khi có ai thuê mướn công việc gì là anh lại tức tốc lên đường. Anh chị có ba cô con gái, tuy còn nhỏ nhưng rất ngoan ngoãn, hiếu thảo. Mỗi lần có chút rượu, sẵn chút men trong người, anh lại về trách chị Thắm “không biết đẻ”, nhưng hiểu tính chồng, chị lại nhịn cho êm cửa êm nhà.
Hơn một năm trước, theo sự giới thiệu của một người bà con, anh Biên chấp nhận đi ở trông nhà cho một gia đình trong dịp Tết Nguyên đán. Xa vợ con trong dịp Tết là một điều quá khó khăn đối với bất cứ ai, nhưng vì miếng cơm manh áo, anh đành phải chấp nhận. Hai tháng qua đi, anh Biên trở về đoàn tụ cùng gia đình, cùng vợ chăm sóc các con và phụ vợ trong công việc. Những tưởng từ đây cuộc sống của anh chị sẽ hạnh phúc mãi mãi nhưng nó đã bị xáo trộn…
Một ngày cuối tháng 7, trời nắng như đổ lửa, anh chị từ cửa hàng hoa về nhà bắt gặp ngay một người phụ nữ dáng người đậm đậm, bịt kín mặt, chỉ còn hở hai con mắt đang tỏ ra lo lắng, trên tay bế một đứa bé. Thật sững sờ khi người phụ nữ tháo chiếc khăn che mặt ra để lộ khuôn mặt với hàng trăm nốt mụn thịt bẩm sinh.
Chị ta nói rằng sức khỏe đang dần một yếu đi không đủ sức nuôi con, đứa bé trai kháu khỉnh ấy chính là giọt máu của anh Biên. Chị Thắm sửng sốt, không tin nổi vào những điều mắt đã nhìn và tai đã nghe từ một người xa lạ. Chị gặng hỏi anh Biên và anh đã thú nhận.

Người đàn bà đó tên Ngà, là người giúp việc cho gia đình ở Cẩm Phả – nơi mà anh Biên đã sống ở đó hai tháng trời. Chị Ngà làm ở đó đã hơn chục năm nay, không có gia đình hay họ hàng thân thích. Bản thân chị là một người đàn bà thiệt thòi khi có một khuôn mặt xấu xí và đáng sợ, người đàn ông nào nhìn thấy cũng không muốn gần. Làm cho gia đình ấy, chị chỉ có công việc giặt giũ, lau chùi, nhưng vì không có nhà cửa, chị được ông bà chủ cho ở căn nhà nhỏ phía sân sau và cũng chính là nhà kho.
Ngày anh Biên đến, cứ ngỡ nhà không có người, anh tự do đi lại trong nhà rồi vòng ra sân sau, chăm cây, tỉa cành. Chị Ngà bước ra, hai người trò chuyện với nhau, anh Biên đem lòng thương cảm cho số phận người phụ nữ bước sang tuổi tứ tuần mà chưa có gia đình, cũng chẳng còn họ hàng thân thích, lại đau ốm liên miên.
Còn chị Ngà, đây là lần đầu tiên chị tiếp xúc với một người đàn ông một cách gần gũi đến vậy. Họ ăn cơm cùng nhau, xem phim cùng nhau, chăm sóc cây cối, lau chùi nhà cửa cùng nhau. Và đứa bé là kết quả của mối thân tình đó.
Chị Thắm sững người, nghẹn ngào bế trong tay đứa bé đỏ hỏn. Nó có đôi mắt hiền lành của chồng chị, cái hiền lành tốt bụng đến nỗi “ai cũng có thể thương cảm được”. Chị đón nhận nó trong khi mẹ nó đã quá ốm yếu, trong khi chồng chị đã nhận ra sai lầm.
Hai tháng Xuân xa chồng và cái mà anh đem về cho chị là sự chịu thương chịu khó hơn trước, yêu vợ thương con hơn trước, mà nay chị đã hiểu được lý do. Chị đã thở dài nựng đứa bé: “Mẹ cũng sẽ là mẹ của con – “đứa con trai hai tháng” ạ!”.
Theo Tri Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm?

Tâm sự 5103247253086462132

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tin nóng

Tin cập nhật

Like Fanpage

item