Việt-Mỹ quan ngại sâu sắc diễn biến mới trên Biển Đông

Những diễn biến mới đây tại Biển Đông đã gây căng thẳng, làm xói mòn lòng tin và đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam nhằm khẳng định quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước và thúc đẩy quan điểm chung hướng về tương lai.


Nhân dịp chuyến thăm và cuộc hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo ngày 23/5/2016, Hoa Kỳ và Việt Nam ra Tuyên bố chung.

Hai bên đồng thuận rằng Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược, góp phần nâng cao thương mại và giữa hai nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, và tạo công ăn việc làm.
Theo đó, hai bên bày tỏ sự hài lòng đối với sự phát triển nhanh chóng, thực chất và toàn diện của quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam trong vòng một năm qua. Hai bên cam kết cùng nhau hành động để thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện trong các lĩnh vực sau:  tăng cường chính trị và ngoại giao; thúc đẩy quan hệ kinh tế; làm sâu sắc thêm quan hệ nhân dân; tăng cường an ninh và hợp tác quốc phòng; thúc đẩy nhân quyền và cải cách pháp luật; giải quyết thách thức trong khu vực và toàn cầu; làm sâu sắc quan hệ lâu bền.

Hai bên khẳng định cam kết sớm đạt được sự phê chuẩn và thực hiện đầy đủ thỏa thuận tiêu chuẩn cao này, trong đó có các cam kết về đầu tư, tạo thuận lợi và phát triển doanh nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, dệt may, dịch vụ, lao động, và môi trường.

Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực để thực hiện và đáp ứng tốt các tiêu chuẩn khắt khe của TPP. Hai bên cũng khẳng định cam kết đảm bảo phát triển kinh tế toàn diện và tạo cơ hội đều cho tất cả mọi người. Sự phát triển kinh tế này sẽ tiếp tục được nâng tầm dựa trên sự sáng tạo, tinh thần doanh nghiệp và phát triển kinh tế bền vững.

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ và Việt Nam tái khẳng định nhận thức chung đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, bao gồm việc tôn trọng tuyệt đối các quy trình ngoại giao và pháp lý, không đe dọa hay sử dụng vũ lực phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Cả hai nước nhấn mạnh cam kết của các bên có tranh chấp kiềm chế các hành động làm trầm trọng hay mở rộng tranh chấp, và nhận thức tầm quan trọng của việc thực thi nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hành động để thúc đẩy đàm phán để đạt được kết quả cụ thể hướng tới đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Về vấn đề này, cả hai nước bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến mới đây tại Biển Đông đã gây căng thẳng, làm xói mòn lòng tin và đe dọa hòa bình, an ninh, và ổn định.

Cả hai nước nhận thức tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải, hàng không, và thương mại chính đáng ở Biển Đông, kêu gọi phi quân sự và tự kềm chế trong giải quyết tranh chấp, tái khẳng định chung tay thực hiện Tuyên bố Sunnylands [đạt được giữa Hoa Kỳ và các nước ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh tại Sunnylands, California vào giữa tháng 2/2016] và phối hợp chặt chẽ với các đối tác khác thuộc khối ASEAN trong việc tuân thủ Tuyên bố này.

Theo Tri Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm?

Tin nóng 38192301055062015

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tin nóng

Tin cập nhật

Like Fanpage

item