4 điều cần tuyệt đối tránh khi ăn cua đồng, nhất là trong ngày hè nắng nóng

Vào mùa hè ăn cua đồng xay sẵn có tiện lợi nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh khôn lường.

Cua đồng là loại thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm của người Việt, với hàm lượng dinh dưỡng vốn có, cua đồng được xếp vào danh sách thực phẩm mang lại nguồn chất đạm quan trọng cho sức khỏe.
Thông thường, để nấu được bát canh cua phải mất rất nhiều công đoạn, từ việc ngâm rửa sạch bùn đất, bóc mai, lấy gạch, xay giã, lọc lấy thịt cua. Ngày nay, hầu hết ở các chợ, các tiểu thương đều trang bị máy xay cua, người mua chỉ cần mang về lọc lấy nước và chế biến. Nhiều người còn chọn cách mua cua xay sẵn qua mạng, hoặc ở các siêu thị.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc mua cua xay sẵn tuy có thuận lợi nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sẽ không tránh khỏi việc chủ sản xuất bất chấp vì lợi nhuận, trộn lẫn cua sống và cua chết. Chưa kể đến việc nhiều gian thương còn trộn thêm hóa để có thể để giữ cua được lâu. Ngoài ra, điều đáng ngại nữa là nguồn gốc cua trôi nổi, điều kiện nguồn nước, máy móc, đóng gói không đảm bảo vệ sinh…
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất các bà nội trợ nên mua cua về tự làm. Cua xay xong nên chế biến luôn, nếu bảo quản thì nên trữ đông với nhiệt độ từ -12 độ C đến -22 độ C.
Theo các chuyên gia, ăn canh cua cần tuyệt đối tránh 4 điều sau đây:

4 điều cần tuyệt đối tránh khi ăn cua đồng, nhất là trong ngày hè nắng nóng - 2


Canh cua chỉ nấu vừa đủ ăn, không nên hâm đi hâm lại nhiều lần. Ảnh minh họa
Tuyệt đối không ăn khi chưa chín kỹ
Thói quen ăn cua nướng, gỏi cua sống, hoặc giã cua sống đắp làm lành các vết thương ngoài da ở nhiều địa phương là điều rất nguy hiểm. Vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu phổi là loại sán gây bệnh. Nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống, hai loại vi trùng này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm cũng như các biến chứng khó lường, thậm chí là tử vong.
Không ăn khi để lâu
Các bà nội trợ cần lưu ý, khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.
Không uống trà, ăn quả hồng khi ăn cua
Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
Ngoài ra, khi ăn canh cua cũng không nên uống nước chè, vì cua rất giàu protein, còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu chứng lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...
Không nấu canh từ cua chết
Trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
Lưu  ý: Bạn nên tự tay chọn cua đồng còn sống và chọn những con cua cái vì cua cái chắc thịt hơn cua đực. Tuyệt đối không chọn cua cái đang đẻ hoặc cua quá non vì cua non nước sẽ bị hoi. 

Có thể bạn quan tâm?

Xem - Ăn Chơi 2009498397932986071

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tin nóng

Tin cập nhật

Like Fanpage

item