“Keo dính thịt”- Kinh hãi cảnh biến những miếng thịt vụn thành tảng lớn

Ông Greg Mrvich đã đăng một đoạn video gây sốc về “Keo dính thịt”-chất phụ gia có khả năng dính các mẩu thịt vụn lại thành một miếng lớn tươi ngon.


Những miếng thịt có "keo" Transglutaminase sẽ có thớ thịt lộn xộn, bất thường
Mới đây, trên kênh Youtube của mình, ông Greg Mrvich - người sáng lập ra kênh nấu ăn Ballistic BBQ đã cho đăng tải một đoạn video gây sốc về “Keo dính thịt”- một chất phụ gia đang được sử dụng tại khá nhiều nhà hàng hiện nay.
“Keo dinh thit”- Kinh hai canh bien nhung mieng thit vun thanh tang lon
Ông Greg Mrvich cầm trên tay một gói "Keo dính thịt"
“Keo dính thịt” thực chất là một loại enzyme transglutaminase dạng bột, được làm từ huyết tương gia súc, thường được sử dụng trong công nghệ chế biến xúc xích, đồ viên…
Nghe thì có vẻ chưa có gì đáng lo, nhưng nếu nó được dụng vào việc kết dính các miếng vụn đã bị loại bỏ lại với nhau để trở thành một miếng thịt đầy đặn, (trông có vẻ) tươi ngon thì lại là một chuyện khác. Chỉ cần một muỗng “keo dính” Transglutaminase trộn đều với các mẩu thịt vụn rồi bọc lại và ướp lạnh trong vòng 6 tiếng, các nhà hàng đã có thể cho ra một miếng thịt phi lê tươi ngon với một cái giá không hề “vụn vặt”.
“Keo dinh thit”- Kinh hai canh bien nhung mieng thit vun thanh tang lon
Miếng bít tết được "chắp vá"
Ngoài việc được tái chế từ nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, sử dụng chất “keo” này còn khiến vi khuẩn trong miếng thịt "giả" sẽ không được tiêu diệt hết trong quá trình chế biến vì những con vi khuẩn dính ở phía ngoài miếng thịt lại bị dính chặt vào giữa miếng thịt. Điều này khiến món ăn dù được chế biến vẫn trở không được đảm bảo vệ sinh.
Ông Greg cho biết: “"Lý do tôi chia sẻ clip này đó là vì có rất nhiều sự dối trá liên quan đến loại phụ gia này. Nếu bạn đi siêu thị và thấy một miếng gà to như con khủng long, đó chắc chắn được tạo nên nhờ keo dính thịt. Tôi nghĩ rằng bất kỳ ai cũng có suy nghĩ rằng phải có cái gì đó để khiến cả miếng thịt kết dính lại với nhau.

Tôi cũng nhận thấy rằng, tại nhiều cantin hay thậm chí nhà hàng cũng đều dùng tới chiêu thức này để kết dính các mảnh thịt vụn thành một miếng bò bít tết thật, trông vô cùng bắt mắt. Và tất nhiên họ không bao giờ tiết lộ điều này cho khách hàng".
Trước đây vào năm 2011, tại Úc, chiêu trò tinh vi này cũng đã được phát hiện khi một thực khách đến nhà hàng và nhận ra sự bất thường trong suất ăn của mình. Cô đã chụp lại ảnh và gửi đến các chuyên gia giám định thực phẩm, họ đều xác nhận miếng thịt đã được xử lí qua Transglutaminase.
Theo lời của đầu bếp Sam Leong, sự việc này cũng đã sảy ra trong một nhà hàng tại Trung Quốc: “Ngay cả với một đầu bếp như tôi cũng rất khó phân biệt. Một lần ăn ở nhà hàng tại Trung Quốc, lúc đầu tôi còn không biết mình ăn phải thịt "giả" cho đến khi phát hiện có điều gì không ổn với món ăn"

Theo giáo sư Yang Hongshun tại Đại học Công nghệ Thực phẩm Quốc gia Singapore, chất Transglutaminase an toàn, có thể sử dụng loại phụ gia đặc biệt này trong sản phẩm, nếu như làm theo quy trình chế biến. Song giáo sư William Chen thuộc Đại học Nanyang (Singapore) giải thích những miếng thịt này dễ bị nhiễm khuẩn.

"Trong quá trình chế biến, vi khuẩn sẽ sinh sôi do các miếng thịt không còn tươi. Mà thường chúng ta ăn miếng thịt tái, chưa được nấu chín kỹ. Vì thế, không thể tránh khỏi việc bị ngộ độc. Những miếng thịt chắp vá kiểu này đòi hỏi nhiệt độ nấu phải cao để có thể giảm khả năng gây hại cho sức khỏe nếu không vi khuẩn có trong thịt sẽ gây ra các biến chứng, bệnh lý như tiêu chảy, viêm đường ruột.”
Video quá trình tạo ra một miếng bít tết "giả" từ những miếng thịt vụn.
 
Kim Cang/ PN

Có thể bạn quan tâm?

Thời cuộc 24h 8620206999684724920

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tin nóng

Tin cập nhật

Like Fanpage

item